Lịch sử Kyphi

Plutarchus (De Iside et Osiride) và Souidas (mục từ "Μανήθως") cho rằng tư tế người Ai Cập Manetho (k. 300 TCN) đã viết một luận thuyết tên "Về cách chuẩn bị kyphi" (Περὶ κατασκευη̑ϛ κυφίων), nhưng không bản sao nào của tác phẩm này còn tồn tại.[5][6] Ba công thức kyphi của Ai Cập từ thời Ptolemaios được khắc trên tường đền thờ Edfu và Philae.[7]

Công thức kyphi của Hy Lạp được Dioscorides (De materia medica, I, 24), Plutarchus[6][8]Galenus (De antidotis, II, 2) ghi lại.[7]

Một thầy thuốc từ thế kỷ thứ bảy là Paul xứ Aegina chép lại kyphi "mặt trăng" với 28 nguyên liệu và kyphi "mặt trời" với 36 nguyên liệu.[cần dẫn nguồn]